Thành nghiêng nước đổ mặc bay
Giai nhân
gặp một lần này mà thôi
Tôi có một cái tính hơi xấu (hoặc rất xấu) là ít để ý bài viết của mọi người trong những topic bàn luận về phim ảnh, mà chỉ viết theo ý mình, viết những gì mình nghĩ, không buồn nhìn đến thiên hạ, và cũng không buồn bảo vệ quan điểm của bản thân hay phản đối quan điểm của người khác.
Tôi rate cho TDMP điểm 7/10. Đây là một bộ phim không mạnh về kết cấu và cũng không toàn bích. Kẻ nhặt ra sạn thì nhiều, mà nguời tìm thấy ngọc thì ít. Cũng có vài người khen nhạc phim hay, nhưng thực sự để ý đến nó thì có lẽ không bao nhiêu. Chiều ý một người, tôi quyết định viết vài dòng lạn mạn...
Khi xem TDMP lần thứ ba, tôi cứ ngơ ngẩn vì sao nó tạo cho tôi một cảm giác chao chát khó tả nhưng đầy quen thuộc. Cũng khá tình cờ mà tôi nhận ra điều này, vì vài ngày trước đó tôi xem Love Trilogy của Vương Gia Vệ. Nhà soạn nhạc của TDMP chính là Shigeru Umebayashi, những bản instrumental ông soạn cho TDMP vừa giống mà vừa khác Yumeji's theme, Polonais, Adagio, Long journey và 2046 main theme.
Tôi nghĩ Trương dành không ít tâm huyết cho phim này, theo một cách khác hơn những ưu uất ông đã gửi gắm vào Thu Cúc, Đại hồng đăng hay Phải sống; chứ không đơn giản chỉ vì mục đích thương mại như nhiều người vẫn nghĩ. Mỗi khi xem Hoa dạng niên hoa, tôi cảm thấy tiếng cello như đang quặn thắt theo từng nhịp bước của Tô Lệ Trân dưới ngọn đèn vàng trên con phố nhỏ. Cảm giác của tôi khi nghe Flower garden, Farewell và Bamboo forest đều như vậy. Nhạc của Shigeru nghe thê thiết lắm, và hoàn toàn không hời hợt chút nào. Một khi Trương đã dành cho tác phẩm của mình những giai điệu như thế, ông hẳn phải đang ấp ủ một nỗi niềm tâm sự. Cũng như Vuơng Gia Vệ một đời day dứt với những đam mê và ký ức, những hoài niệm và thương đau.
Tôi nghe Giai nhân ca và cảm nhận được nỗi buồn đang lắng đọng. Lý Diên Niên trước tác khúc ca này khi Lý phu nhân đang ở tột đỉnh của vinh quang, nhan sắc và danh vọng - sủng phi của Hán Vũ đế. Nhưng vì sao âm hưởng bài ca nghe có gì đó héo úa, thê lương và điêu tàn đến thế. Nó như một điềm báo cho cả Lưu và Kim: giai nhân nan tái đắc. Lưu đã có Tiểu Muội một lần, anh ta sẽ đánh mất nàng. Kim sẽ có Tiểu Muội một lần, và anh ta cũng sẽ đánh mất nàng.
Như nhiều người nói, phim này phục vụ cho khán giả phương Tây là chủ yếu. Tình yêu của TDMP không phải là thứ kỳ tình Trung Hoa điển hình "thập niên sinh tử lưỡng mang mang" của Dương Quá và Tiểu Long nữ. Nó là thứ tình yêu phương Tây theo kiểu carpe diem*. Tôi nhớ cảnh Kim và Tiểu Muội ân ái giữa cánh đồng hoa. Cũng chính giữa cánh đồng hoa ấy, không bao lâu sau dòng máu biếc xanh đã nhuộm đẫm khuôn ngực nàng. Tình yêu là thế đó, tàn nhẫn như một giấc mộng giai kỳ ngắn ngủi đến vô tình. Tự nhiên tôi nhớ Máu biếc xanh và ngực tối của Lê Uyên Phương. Tôi hôn em, môi cực cùng ly biệt...
Ám ảnh biệt ly, ám ảnh đoạn lìa chính là như thế... "vừa hoa nở tươi môi, tình nhân đã xa xôi. Ðời ngăn cách nhau hoài, một lần thôi đã không thôi..." Khó mà quên được cảnh Kim và Tiểu Muội nằm bên nhau trên cánh đồng hoa, ánh mắt cả hai đều xa xôi vô định. Sau những phút giây hoan lạc, họ không thể thiếp đi trong hạnh phúc và mãn nguyện như những cặp tình nhân khác. Họ mãi nghĩ về con đường trước mặt, dù không thể tìm ra lối thoát cho mình. Nhưng họ vẫn yêu nhau, "yêu nhau trong lo âu" như Lê Uyên Phương từng viết.
Trong cõi đời này, còn ai có thể phóng túng không câu thúc đến mức "tùy phong". Nhưng cả con gió phong lưu "lai vô ảnh khứ vô tung" ấy mà cũng đành bất lực, đấy mới chính là bi kịch trí mạng của tình yêu, đấy mới chính là ý nghĩa của thập diện mai phục. Cũng như cái bi kịch của Hạng Vũ trong Cai Hạ ca hơn ngàn năm trước.
Cảnh rừng trúc với hai bàn tay đôi tình nhân vươn ra siết chặt lấy nhau hơi cliché một cách không cần thiết. Không cần thiết, vì Trương đã có thảo nguyên. Chỉ thảo nguyên đã là quá đủ.
Ở Mẫu Đơn phường, Tiểu Muội có nói một câu: Hoa ở đây không thể được coi là chân hoa, chân hoa phải mọc ở nơi "sơn dã lạn mạn" (đồng cỏ bao la tươi sáng). Kim trả lời: Chỉ cần nàng làm ta cao hứng, ta sẽ đưa nàng tới nơi "sơn dã lạn mạn". Không phải ngẫu nhiên mà đôi tình nhân sau này đã yêu nhau và cũng đã mất nhau giữa chốn thảo nguyên bao la và tươi sáng ấy. Thảo nguyên chính là những cảnh huy hoàng nhất của tác phẩm. Đó chính là nơi cả Kim và Tiểu Muội cảm nhận được sự nảy nở của tình yêu trong trái tim lừa dối, khi kề sát vai nhau giữa vòng vây bộ khoái. Đó chính là nơi họ đã gạt bỏ mọi mưu toan, nghĩa vụ, gạt bỏ cả số mệnh để ôm siết lấy nhau đầy say đắm. Cũng chính thảo nguyên là nơi đặt dấu chấm hết cho cuộc tình bi thảm ấy. Hình tượng thảo nguyên, chính là Ngưỡng Vọng của một tình yêu. Có ai nhớ Ngưỡng vọng của Tạ Vũ Hân không? Tại nhĩ hoài lý thành trưởng, tại nhĩ hoài lý tử khứ, giá tựu thị ngã tuyển trạch đích túc mệnh. Lớn lên trong vòng tay của chàng, chết đi trong vòng tay của chàng, đó chính là định mệnh mà em đã chọn. Với Tiểu Muội, thảo nguyên chính là định mệnh mà nàng đã chọn!
Tôi hay nở một nụ cười khinh mạn khi nhiều người chê cảnh Tiểu Muội gượng dậy với lưỡi phi đao trên ngực. Hãy coi câu chuyện như một bài thơ tình, và đừng đem cấu trúc bốn ngăn hai thất hai nhĩ của trái tim để giải thích ái tình và những hình tướng của ái tình. Ngu Cơ của tôi, em không chỉ chết một lần! Bích huyết hóa vi giang thượng thảo, hoa khai cánh tỉ đỗ quyên hồng. Có hiểu cái đắm đuối của thứ tình yêu hiện sinh đầy hối hả, mới cảm được cái dụng ý của Trương. Tôi cũng không buồn tranh cãi về chuyện yêu ba ngày và yêu ba năm (dù cá nhân tôi nghĩ rằng anh chàng Lưu kia yêu ba năm without making love thì thua ba ngày của Kim là chắc). Chỉ xin kết thúc với đoạn kết của Dạ khúc cho tình nhân:
Ái ân ơi đừng phụ lòng ta
Nhớ thương sâu xin gởi người xa
Khóc nhau trong cuộc đời
Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô
Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau
Chết bên nhau thật là hồn nhiên...
_______________
(*) Tiếng Latin "carpe diem", dịch sang tiếng Anh: seize the day, là một thuật ngữ thơ ca khởi đầu từ thi hào La Mã cổ đại Horace. Đây có thể coi như người khơi nguồn cho chủ nghĩa hiện sinh (existentialism), khi khuyên nhủ con người hãy sống gấp, hãy tận hưởng như ngày mai là ngày chúng ta lìa bỏ cuộc đời.
Giai nhân
gặp một lần này mà thôi
Tôi có một cái tính hơi xấu (hoặc rất xấu) là ít để ý bài viết của mọi người trong những topic bàn luận về phim ảnh, mà chỉ viết theo ý mình, viết những gì mình nghĩ, không buồn nhìn đến thiên hạ, và cũng không buồn bảo vệ quan điểm của bản thân hay phản đối quan điểm của người khác.
Tôi rate cho TDMP điểm 7/10. Đây là một bộ phim không mạnh về kết cấu và cũng không toàn bích. Kẻ nhặt ra sạn thì nhiều, mà nguời tìm thấy ngọc thì ít. Cũng có vài người khen nhạc phim hay, nhưng thực sự để ý đến nó thì có lẽ không bao nhiêu. Chiều ý một người, tôi quyết định viết vài dòng lạn mạn...
Khi xem TDMP lần thứ ba, tôi cứ ngơ ngẩn vì sao nó tạo cho tôi một cảm giác chao chát khó tả nhưng đầy quen thuộc. Cũng khá tình cờ mà tôi nhận ra điều này, vì vài ngày trước đó tôi xem Love Trilogy của Vương Gia Vệ. Nhà soạn nhạc của TDMP chính là Shigeru Umebayashi, những bản instrumental ông soạn cho TDMP vừa giống mà vừa khác Yumeji's theme, Polonais, Adagio, Long journey và 2046 main theme.
Tôi nghĩ Trương dành không ít tâm huyết cho phim này, theo một cách khác hơn những ưu uất ông đã gửi gắm vào Thu Cúc, Đại hồng đăng hay Phải sống; chứ không đơn giản chỉ vì mục đích thương mại như nhiều người vẫn nghĩ. Mỗi khi xem Hoa dạng niên hoa, tôi cảm thấy tiếng cello như đang quặn thắt theo từng nhịp bước của Tô Lệ Trân dưới ngọn đèn vàng trên con phố nhỏ. Cảm giác của tôi khi nghe Flower garden, Farewell và Bamboo forest đều như vậy. Nhạc của Shigeru nghe thê thiết lắm, và hoàn toàn không hời hợt chút nào. Một khi Trương đã dành cho tác phẩm của mình những giai điệu như thế, ông hẳn phải đang ấp ủ một nỗi niềm tâm sự. Cũng như Vuơng Gia Vệ một đời day dứt với những đam mê và ký ức, những hoài niệm và thương đau.
Tôi nghe Giai nhân ca và cảm nhận được nỗi buồn đang lắng đọng. Lý Diên Niên trước tác khúc ca này khi Lý phu nhân đang ở tột đỉnh của vinh quang, nhan sắc và danh vọng - sủng phi của Hán Vũ đế. Nhưng vì sao âm hưởng bài ca nghe có gì đó héo úa, thê lương và điêu tàn đến thế. Nó như một điềm báo cho cả Lưu và Kim: giai nhân nan tái đắc. Lưu đã có Tiểu Muội một lần, anh ta sẽ đánh mất nàng. Kim sẽ có Tiểu Muội một lần, và anh ta cũng sẽ đánh mất nàng.
Như nhiều người nói, phim này phục vụ cho khán giả phương Tây là chủ yếu. Tình yêu của TDMP không phải là thứ kỳ tình Trung Hoa điển hình "thập niên sinh tử lưỡng mang mang" của Dương Quá và Tiểu Long nữ. Nó là thứ tình yêu phương Tây theo kiểu carpe diem*. Tôi nhớ cảnh Kim và Tiểu Muội ân ái giữa cánh đồng hoa. Cũng chính giữa cánh đồng hoa ấy, không bao lâu sau dòng máu biếc xanh đã nhuộm đẫm khuôn ngực nàng. Tình yêu là thế đó, tàn nhẫn như một giấc mộng giai kỳ ngắn ngủi đến vô tình. Tự nhiên tôi nhớ Máu biếc xanh và ngực tối của Lê Uyên Phương. Tôi hôn em, môi cực cùng ly biệt...
Ám ảnh biệt ly, ám ảnh đoạn lìa chính là như thế... "vừa hoa nở tươi môi, tình nhân đã xa xôi. Ðời ngăn cách nhau hoài, một lần thôi đã không thôi..." Khó mà quên được cảnh Kim và Tiểu Muội nằm bên nhau trên cánh đồng hoa, ánh mắt cả hai đều xa xôi vô định. Sau những phút giây hoan lạc, họ không thể thiếp đi trong hạnh phúc và mãn nguyện như những cặp tình nhân khác. Họ mãi nghĩ về con đường trước mặt, dù không thể tìm ra lối thoát cho mình. Nhưng họ vẫn yêu nhau, "yêu nhau trong lo âu" như Lê Uyên Phương từng viết.
Trong cõi đời này, còn ai có thể phóng túng không câu thúc đến mức "tùy phong". Nhưng cả con gió phong lưu "lai vô ảnh khứ vô tung" ấy mà cũng đành bất lực, đấy mới chính là bi kịch trí mạng của tình yêu, đấy mới chính là ý nghĩa của thập diện mai phục. Cũng như cái bi kịch của Hạng Vũ trong Cai Hạ ca hơn ngàn năm trước.
Cảnh rừng trúc với hai bàn tay đôi tình nhân vươn ra siết chặt lấy nhau hơi cliché một cách không cần thiết. Không cần thiết, vì Trương đã có thảo nguyên. Chỉ thảo nguyên đã là quá đủ.
Ở Mẫu Đơn phường, Tiểu Muội có nói một câu: Hoa ở đây không thể được coi là chân hoa, chân hoa phải mọc ở nơi "sơn dã lạn mạn" (đồng cỏ bao la tươi sáng). Kim trả lời: Chỉ cần nàng làm ta cao hứng, ta sẽ đưa nàng tới nơi "sơn dã lạn mạn". Không phải ngẫu nhiên mà đôi tình nhân sau này đã yêu nhau và cũng đã mất nhau giữa chốn thảo nguyên bao la và tươi sáng ấy. Thảo nguyên chính là những cảnh huy hoàng nhất của tác phẩm. Đó chính là nơi cả Kim và Tiểu Muội cảm nhận được sự nảy nở của tình yêu trong trái tim lừa dối, khi kề sát vai nhau giữa vòng vây bộ khoái. Đó chính là nơi họ đã gạt bỏ mọi mưu toan, nghĩa vụ, gạt bỏ cả số mệnh để ôm siết lấy nhau đầy say đắm. Cũng chính thảo nguyên là nơi đặt dấu chấm hết cho cuộc tình bi thảm ấy. Hình tượng thảo nguyên, chính là Ngưỡng Vọng của một tình yêu. Có ai nhớ Ngưỡng vọng của Tạ Vũ Hân không? Tại nhĩ hoài lý thành trưởng, tại nhĩ hoài lý tử khứ, giá tựu thị ngã tuyển trạch đích túc mệnh. Lớn lên trong vòng tay của chàng, chết đi trong vòng tay của chàng, đó chính là định mệnh mà em đã chọn. Với Tiểu Muội, thảo nguyên chính là định mệnh mà nàng đã chọn!
Tôi hay nở một nụ cười khinh mạn khi nhiều người chê cảnh Tiểu Muội gượng dậy với lưỡi phi đao trên ngực. Hãy coi câu chuyện như một bài thơ tình, và đừng đem cấu trúc bốn ngăn hai thất hai nhĩ của trái tim để giải thích ái tình và những hình tướng của ái tình. Ngu Cơ của tôi, em không chỉ chết một lần! Bích huyết hóa vi giang thượng thảo, hoa khai cánh tỉ đỗ quyên hồng. Có hiểu cái đắm đuối của thứ tình yêu hiện sinh đầy hối hả, mới cảm được cái dụng ý của Trương. Tôi cũng không buồn tranh cãi về chuyện yêu ba ngày và yêu ba năm (dù cá nhân tôi nghĩ rằng anh chàng Lưu kia yêu ba năm without making love thì thua ba ngày của Kim là chắc). Chỉ xin kết thúc với đoạn kết của Dạ khúc cho tình nhân:
Ái ân ơi đừng phụ lòng ta
Nhớ thương sâu xin gởi người xa
Khóc nhau trong cuộc đời
Giấc mơ xưa khăn phủ vành sô
Có yêu nhau ngọt ngào tìm nhau
Chết bên nhau thật là hồn nhiên...
_______________
(*) Tiếng Latin "carpe diem", dịch sang tiếng Anh: seize the day, là một thuật ngữ thơ ca khởi đầu từ thi hào La Mã cổ đại Horace. Đây có thể coi như người khơi nguồn cho chủ nghĩa hiện sinh (existentialism), khi khuyên nhủ con người hãy sống gấp, hãy tận hưởng như ngày mai là ngày chúng ta lìa bỏ cuộc đời.